Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bài viết mới nhất

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Các bài đăng gần đây

Quảng Ninh phấn đấu trồng 1.000ha cây lim, giổi, lát trong năm 2024

 Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thực hiện đạt và vượt kế hoạch trồng 13.250ha rừng tập trung, trong đó có 1.000ha lim, giổi, lát và trồng 950.000 cây phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn. Ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), tại khu vực hồ Đầm Hà Động thuộc bản Thanh Lâm, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động Tết trồng cây năm 2024, hưởng hứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và trồng 5.000ha lim, giổi, lát trên địa bàn tỉnh.  Cán bộ, công chức, viên chức, người dân đã tham gia trồng 3ha cây lát hoa tại xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: M.D Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy  nhấn mạnh, với nỗ lực không ngừng, Quảng Ninh đã giữ vững vị trí là địa phương nằm trong nhóm có diện tích rừng lớn và đạt tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước. Chất lượng rừng ngày càng được cải thiện, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, diện tích rừng ngập mặn đứng đầu khu vực phía Bắc.  Từ năm 2020 đến

“Mở khóa” chuyển đổi số cho doanh nghiệp

  Chuyển đổi số không thể đảo ngược trong tiến trình công nghiệp 4.0, nhưng việc thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam không hề dễ. >> 3 vấn đề chính trong chuyển đổi số ngành lâm nghiệp Để hiểu rõ vấn đề này từ góc độ quốc tế, DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Dennis Quennet, Giám đốc Cụm Dự án Phát triển Kinh tế bền vững của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam. - Theo ông, đâu là những thách thức mà các DNNVV Việt Nam đang phải đối mặt trong chuyển đổi số? Theo tôi,  thứ nhất,  doanh nghiệp chỉ hành động khi nhận ra có rủi ro sắp xảy ra. Chẳng hạn, trong ngành dệt may hay điện tử, trước áp lực từ Thỏa thuận Xanh của EU, các doanh nghiệp Việt Nam mới nhận thấy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu để duy trì năng lực cạnh tranh. Thứ hai,  đó là vấn đề về tầm nhìn dài hạn. Khi làm việc với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực  chuyển đổi số,  tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp cần một chiến lược chuyển đổi số dài h

Xuất khẩu gỗ phục hồi tốt, thu về gần 1,5 tỷ USD trong tháng 1/2024

  VOH - Tháng 1 đầu năm nay, thị trường gỗ phục hồi tốt, mặt hàng nào xuất khẩu cũng tăng đột biến. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1/2024,  xuất khẩu gỗ  và sản phẩm gỗ thu về 1,49 tỷ USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong 1 tháng và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính của ngành hàng gỗ Việt. Trong năm 2023, các thị trường này chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng này của nước ta. Xuất khẩu gỗ của Việt Nam phục hồi tốt - Ảnh: Tạp chí gỗ Việt Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cho thấy, tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, ngành gỗ đang đối mặt với một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền vững của ngành, đặc biệt là quy định chống phá rừng của EU, sản phẩm gỗ có phát thải carbon thấp, rủi ro về nguy

Làng A Lao - nơi bảo tồn nguồn gen quý của cây gỗ trắc

 Làng A Lao, nằm dưới chân núi Lơ Pang, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) là nơi còn lưu giữ được rừng gỗ trắc - một loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.  Người dân làng A Lao chăm sóc rừng trắc của mình. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN     Pause Unmute Loaded :  64.97% Remaining Time  - 4:32 Nhiều năm qua, người dân nơi đây đã nỗ lực chăm sóc, bảo vệ rừng gỗ trắc như một tài sản quý giá, một nguồn gen quan trọng để lại cho con cháu đời sau. Ông Yok, Trưởng làng A Lao cho biết: Ngày trước, Lơ Pang từng là vùng đất của cây gỗ trắc nhưng đến nay chúng đã bị khai thác kiệt quệ, đe dọa đến sự tồn vong của loài cây này. Thấy cây trắc có giá trị kinh tế cao và ý thức được việc lưu giữ nguồn gen quý, bà con ở đây quyết tâm bảo vệ. Họ chăm sóc những gốc cây cũ đã bị khai thác để những chồi trắc non mọc lên. Ngoài ra, bà con còn trồng thêm nhiều cây trắc mới, tạo ra những vườn gỗ trắc rộng lớn. Hiện diện tích gỗ trắc tại làng A Lao đã rộng hàng chục ha và

Mặt hàng Việt đứng top 5 thế giới, chỉ 1 tháng thu về gần 1,5 tỷ USD

  Được khách hàng từ châu Á tới Mỹ đều thích mê, một mặt hàng Việt Nam đứng top 5 thế giới chỉ một tháng xuất khẩu đã thu về gần 1,5 tỷ USD. Thông tin từ Bộ NN-PTNT cho thấy, kim ngạch  xuất khẩu gỗ  và sản phẩm gỗ năm 2023 đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Đây là năm đầu tiên thế mạnh Việt đứng Top 5 thế giới, ghi nhận tăng tưởng âm sau khi duy trì đà tăng suốt 2 thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu từ con số 219 triệu USD năm 2000 tăng lên 15,8 tỷ USD vào năm 2022.  Tháng 1 đầu năm nay, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, thị trường phục hồi tốt, mặt hàng nào xuất khẩu cũng tăng đột biến. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 1,49 tỷ USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong 1 tháng và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp. Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính của ngành hàng gỗ