THỦY TÙNG VIỆT (HAY LÀ CÂY THÔNG NƯỚC)
Thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, là loài cây có từ thời khủng long có nguy cơ tuyệt chủng, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác. Do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông. Đây là loài đặc hữu của vùng cận nhiệt đới, ở Việt Nam, riêng chỉ ở Đắk Lắk còn 2 quần thể Thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
Theo nghiên cứu khoa học trong phong thủy cho rằng gỗ thủy tùng có tác dụng Vượng. Vì vậy họ thường dùng gỗ thủy tùng làm Lộc bình, tạc bức tượng di lặc, tượng phúc lộc thọ, tượng quang công, tương ông thọ, tượng khổng minh… đặt trong nhà với hi vọng mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Người ta cho rằng trong nhà có đồ gỗ làm bằng cây thủy tùng (thông nước), ngôi nhà sẽ có sinh khí, tránh được bệnh tật, xua đuổi tà ma, giúp cho gia chủ bình an.
NGÀY CÀNG TRỞ NÊN HIẾM
Gỗ thủy tùng ở dưới đáy hồ hàng trăm năm có màu xanh đen và mùi thơm đặc trưng rất có giá. Thủy tùng ngày càng đắt vì hiện nay rất hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng vì bị khai thác và hiện tại chưa nhân giống trồng lại được
Ở Đắk Lắk còn 2 quần thể thủy tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Thủy tùng là loài thực vật nằm trong sách đỏ và hiện tại vẫn chưa rõ kết quả cuối cùng của việc nhân giống trong ống nghiệm nên rất hiếm.
PHẦN LỚN HÀNG BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ THUỶ TÙNG “RỞM”
Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau: Xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ nhưng phần nhiều là màu xanh đen. Như tên gọi của nó, thủy tùng hay thông nước là loài mọc dưới nước hay ven nước, có quan hệ họ hàng khá gần với nhiều loài cây dạng thông khác, do đó nhiều người bị nhầm lẫn hay bị lừa khi mua nhầm phải sản phẩm từ gỗ thông khác. Theo một số thông tin đi xét nghiệm AND thì thủy tùng và thông đều là một, nên cách tốt nhất trước khi mua 1 sản phẩm từ gỗ thủy tùng chúng ta nên tìm hiểu qua nhiều kênh khác nhau (bạn bè, người có chuyên môn nhất định, website uy tín .)
Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ. Gỗ thủy tùng tốt phải có độ nặng, có nhiều vân đẹp, thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Hiện nay không thể có gỗ thủy tùng tươi được (chặt, đốn, hạ), tất cả các sản phẩm này bằng gỗ thủy tùng người dân đào lên từ đáy hồ cách đây nhiều năm.
- Loại thứ nhất, rởm nhưng cũng còn được là loại gỗ thông giả thủy tùng, vân, màu sắc, mùi thơm gần giống với thủy tùng. Đây là sản phẩm phân biệt rất khó, kể cả những người có kiến thức thực tế vẫn bị nhầm lẫn.
- Loại giả thứ hai là gỗ vẽ vân sơn màu, phun hương như thủy tùng thật. Loại này cũng rất khó phân biệt, thông thường người mua đặt lòng tin vào người bán…
- Ở một số nơi hiện nay các chủ xưởng trả nhân công vẽ và tạo mùi trên gỗ lên đến 20 triệu tiền công/tháng.
CÁCH PHÂN BIỆT GỖ THỦY TÙNG VÀ GỖ THÔNG LÀO
Gỗ thủy tùng hơi xốp, màu xám khi còn thô, không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.
- Về mùi thơm: Gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ giống gỗ sưa(trắc thối), lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã làm ra sản phẩm, ngửi lâu không nghe mùi dầu gió. Gỗ thông ngửi lâu một tí nghe mùi dầu gió. 2.
- Cảm quan (nhìn bên ngoài): Vân thủy tùng thường chạy không theo một quy luật nhất định và thường trên một sản phẩm bằng gỗ thủy tùng thường có ít nhất 2 loại vân trở lên. Thông lào vân thường to, rõ ràng, nổi rõ, vân màu đen.
- Màu sắc: Sản phẩm thủy tùng nhìn màu khá tự nhiên còn thông lào màu chủ yếu là đen đậm, đen nhạt (tùy vào mức độ và thời gian ngâm bùn).
- Tên gọi: Khác nhau dân nghề hay gọi là thủy tùng (thông nước) và sơn tùng (thông cạn).
CÁCH PHÂN BIỆT GỖ THỦY TÙNG VIỆT “CHÍNH HIỆU”
Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ. Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm có màu với viền rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:
- Về màu: xanh đen, xanh ngọc bích, trắng sữa, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.
- Về vân: vân chỉ, chuối, vân chun, vân da báo, nhiều khi không vân.
– Gỗ phải có độ nặng (gỗ không được nhẹ như xốp).
– Gỗ có vân đẹp thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Được ưa chuộng hiện nay là loại vân chuối, vân chun, vân da báo. - Sản phẩm có giá trị khi nguyên khối không ghép hoặc ghép ít những chi tiết nhỏ.
Nhận xét
Đăng nhận xét