(TN&MT) - Rừng phòng hộ đang là đối tượng dễ bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho thủy điện, khai khoáng, giao thông, khu du lịch, phát triển nông nghiệp… Nhưng, quản lý rừng phòng hộ lại đăng gặp khó khăn do những khoảng trống về chính sách. Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và tổng kết quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng được vừa mới diễn ra tại Đà Lạt.
Nhiều bất cập
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước có 216 Ban quản lý rừng phòng hộ, với tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên toàn quốc là 5.905.870 ha, chiếm 34% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong khi rừng đặc dụng số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm 24,1% thì rừng phòng hộ số vụ vi phạm pháp luật tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tình trạng suy thoái về đa dạng sinh học và suy giảm chức năng phòng hộ ở vẫn diễn ra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chính sách cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và kiểm lâm, khoán bảo vệ rừng, đầu tư và hỗ trợ lâm sinh, chính sách vùng đệm… chưa được thỏa đáng.
Các chuyên gia cho rằng, quy chế quản lý rừng phòng hộ năm 2015 quy định 700 hecta rừng có một biên chế, nhưng hầu hết các Ban quản lý rừng (BQLR) không được cấp đủ biên chế và phải sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hoặc tiền khoán bảo vệ rừng (BVR) để tuyển lao động hợp đồng bảo vệ rừng. Trong khi đó, chưa có văn bản nào của TW quy định về mô hình các phòng ,đơn vị, số lượng cán bộ của ban quản lý RPH, cho nên mô hình tổ chức của các BQLR không thống nhất; tồn tại nhiều chức danh: công chức kiểm lâm, viên chức kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có cùng chức năng, song quyền hạn và ưu đãi khác nhau, tâm lý cán bộ không ổn định, dẫn đến hiệu quả quản lý rừng, bảo vệ rừng thấp.
Tổng diện tích đất rừng phòng hộ trên toàn quốc là 5.905.870 ha |
Hiện chưa có văn bản nào quy định về chính sách đầu tư cho phát triển rừng phòng hộ cho giai đoạn trước/sau 2020 đặc biệt là quy định về kinh phí sự nghiệp và QLBVR cho BQLRPH và phát triển cộng đồng vùng đệm. Hầu hết các tỉnh có nhiều rừng đều chưa tự cân đối được ngân sách,nên khả năng được đầu tư đầy đủ từ NSTW và địa phương cho quản lý bảo vệ rừng phòng hộ là rất thấp.
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư cho rừng phòng hộ để tạo sinh kế của người dân vùng đệm không hợp lý. Với mức thu nhập quá thấp từ rừng phòng hộ (chỉ có tiền khoán BVR bình quân 2 triệu đồng/hộ/năm), nên người dân sống trong vùng đệm chưa thể sống được từ rừng và họ phải tìm các nguồn sinh kế khác để tồn tại như làm thuê... kể cả khai thác rừng, phá rừng,lấn chiếm rừng phòng hộ trái pháp luật để có đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng rừng và lấy gỗ không hợp pháp. Thiếu việc làm và thiếu đất sản xuất nông lâm nghiệp đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm lâm luật. Hiện tại, chỉ có 1,5 triệu hộ và CĐDC miền núi được giao 4,25 triệu ha RSX và RPH (2019) và còn hàng triệu hộ chưa có đất sản xuất.
Các chính sách cần sửa đổi bổ sung
Nhiều ý kiến cho rằng, để quản lý rừng phòng hộ bền vững, cần bổ sung tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng phòng hộ (chưa được quy định trong các văn bản pháp quy hiện hành). Tiến hành rà soát lại quy hoạch rừng phòng hộ của các tỉnh theo các tiêu chí mới, để xác định lâm phận rừng phòng hộ ổn định. Nhà nước cần bảo đảm đầy đủ về chi thường xuyên cho các ban quản lý rừng phòng hộ theo tiêu chí 500 ha có một biên chế. Sửa đổi quy định hiện hành cho phép lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các ban quản lý rừng có quyền hạn và chế độ lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ tương tự như lực lượng Kiểm lâm.
Theo ông Đoàn Diễm, Chuyên gia tư vấn PanNature, cần sát nhập các BQLRPH để đạt tiêu chí 20.000 ha và được thành lập Hạt Kiểm lâm; giải pháp này phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước so với thành lập mỗi huyện một BQLRPH như hiện tại (tuy nhiên cần làm rõ quan hệ và sự phối hợp giữa KL RPH và BQLRPH).
Thống nhất mức khoán bảo vệ rừng trung bình hàng năm là 400.000 đồng /ha/năm cho tất cả các chương trình, dự án. Quy định đất quy hoạch để sản xuất lâm nông ngư kết hợp bao gồm “ đất chưa có rừng và đất rừng trồng phù hợp cho sản xuất lân nông ngư kết hợp… Bổ xung chính sách tín dụng hỗ trợ sản xuất lâm, nông ngư nghiệp kết hợp trên đất rừng phòng hộ cho các ban quản lý rừng và hộ gia đình trong các chương trình, dự án nông, lâm nghiệp, giảm nghèo và phát triển nông thôn miền núi và vùng DTTS giai đoạn 2021-2030
Nhận xét
Đăng nhận xét