Chuyển đến nội dung chính

Thêm 30.000 cây gỗ lớn bản địa được trồng tại Thanh Hóa

 

(SGTT) – Hơn 30.000 cây gỗ lớn bản địa thuộc các giống cây quý hiếm được Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia phủ xanh hơn 30 hecta rừng đặc dụng đầu nguồn tại tỉnh Thanh Hóa.

Toàn bộ 30.182 cây gỗ lớn bản địa được lựa chọn từ các giống cây quý hiếm như sưa, gõ đỏ, xoan nhừ, dâu da đất, gáo vàng, sao đen, vối thuốc, vàng anh… Trong đó, có 23.350 cây được đóng góp cho Vườn Quốc gia Bến En và 6.833 tại Rừng Xuân Liên.

Số cây này được trồng bởi người dân địa phương, cũng như nỗ lực đồng hành chung tay đóng góp của hơn 518 cá nhân, nhóm và 12 doanh nghiệp (EY Việt Nam, Deckers Door, SAITEX, Julian Chichester US & UK và Công ty cổ phần đồ gỗ Phúc Thắng, DXC Việt Nam, COLAS RAIL, KFC, Brokoli…).

Số cây này sau khi được trồng sẽ được Gaia và Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên và Vườn Quốc gia Bến En giám sát, chăm sóc trong vòng 4 năm sau khi trồng, đảm bảo tỷ lệ cây sống tối thiểu lên đến 70-80%. Ngoài ra, còn có sự tham gia trực tiếp của chính người dân địa phương, ý thức bảo vệ rừng ngày một được nâng cao.

Khu rừng cũng sẽ tiếp tục được bảo vệ lâu dài từ các nguồn vốn của nhà nước. Định kì, báo cáo khu rừng đều được thực hiện, với mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ đến cộng đồng tình hình sinh trưởng của cây trồng, bao gồm tỷ lệ sống của cây, độ lớn của cây, tình trạng phát triển của khu rừng, bộ ảnh giám sát cây, ảnh giám sát khu rừng, hiện trạng các loài động thực vật trong khu rừng…

Hoạt động trồng rừng là giải pháp tối ưu xây dựng không gian sống an toàn cho các loài động vật hoang dã quý hiếm, cải thiện chất lượng không khí, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Khôi phục rừng tự nhiên chính là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Thanh Huyền

Theo Ngân hàng thế giới (WB), biến đổi khí hậu là một cuộc tấn công âm thầm nhưng để lại những tác động vô cùng nặng nề đến sự sống còn trên khắp hành tinh. Hằng năm, tại Việt Nam có đến 60.000 người thiệt mạng do mắc các bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. 300 địa phương ven biển đang đứng trước nguy cơ lũ lụt, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và hoạt động sản xuất.

50% khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi sinh sống của 17 triệu người, một trong những vùng an ninh lương thực trọng yếu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ ngập lụt vì mực nước biển dâng cao.

Khí hậu bất thường còn là khởi nguồn của những chủng bệnh mới, đe dọa an ninh lương thực, tác động không hề nhỏ đến nền kinh tế và vô số những hệ lụy khó lường khác.
Khôi phục rừng tự nhiên chính là một trong những giải pháp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay, các biện pháp thích ứng với tình trạng khẩn cấp trên vẫn còn rời rạc, thiếu bền vững và tính liên kết.

Chương trình trồng, phục hồi rừng nghèo kiệt tại Thanh Hóa do Gaia khởi xướng và thực hiện xuyên suốt 3 năm qua là một trong những giải pháp tối ưu nhằm giải quyết thực trạng đó. Đặc biệt, một cây gỗ lớn tại rừng Xuân Liên có thể hấp thụ khoảng 22- 27kg CO²/năm giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu – khí thải là tác nhân chính gây ra tình trạng trên.

Bà Phạm Thị Hồng Ánh, Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Nhân sự, EY Việt Nam, doanh nghiệp đóng góp 5.000 cây cho Vườn Quốc gia Bến En trong đợt trồng rừng này chia sẻ “Các hoạt động xã hội của công ty đã góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội trong một số lĩnh vực trọng yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo vệ môi trường và bình đẳng giới. Chúng tôi tin rằng, với 5.000 cây được trồng tại rừng Bến En lần này, ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đang góp phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu tạo tác động tích cực đến một tỷ người toàn cầu vào năm 2030. Đây là mục tiêu nằm trong khuôn khổ EY Ripples – Chương trình trách nhiệm xã hội toàn cầu của EY”.

Theo bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết bất thường gần đây đến từ tác động của chính con người. Con người là tác nhân gây ra tình trạng trên.

“Chúng tôi sẽ là cầu nối nhằm giúp mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều có thể đóng góp và chung sức vào cuộc chiến với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Gaia đã và đang hướng đến mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 thông qua các hoạt động sáng tạo, đa dạng, truyền cảm hứng tình yêu thiên nhiên trong mỗi chuyến đi khám phá, các hành trình trải nghiệm trồng rừng, các sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức. Với sự đồng hành của hàng nghìn người tham gia đến từ các doanh nghiệp, sự đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu kiến tạo một Việt Nam xanh.

Chỉ trong 3 năm qua, đã có hàng trăm nghìn cây gỗ lớn bản địa được vun trồng trên khắp dải đất hình chữ S. Không chỉ hồi sinh những mảnh rừng trồng trọc, những cây xanh này còn đã, đang và sẽ vun đắp nên một hệ sinh thái khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng cho thiên nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu”, bà Huyền chia sẻ.

Đo chiều cao cây làm cơ sở giám sát rừng Xuân Liên trong thời gian tới. Ảnh: Thanh Huyền

Năm 2022, Gaia phủ xanh gần 63 hecta diện tích rừng đặc dụng đầu nguồn tại tỉnh Thanh Hóa với hơn 60.000 cây gỗ lớn bản địa được vun trồng. Cũng trong tháng 8 này, Gaia vừa hoàn tất khoanh nuôi 40 hecta rừng Cà Mau, 2.000 cây gỗ lớn tại Vườn Quốc gia Cúc Phương và phục hồi rừng Đồng Nai với 8.500 cây bản địa.

“Gaia đã và đang thực hiện rất nhiều chuyến đi, hành trình được thiết kế gắn liền mục tiêu truyền thông nâng cao nhận thức với mong muốn truyền cảm hứng đến cộng đồng, chung tay thay đổi và hành động vì một Việt Nam xanh hơn. Đã có hàng ngàn thành viên từ các doanh nghiệp hào hứng tham gia trải nghiệm và tự tay vun trồng cây xanh.

Trong tương lai gần, Gaia sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trồng và phục hồi rừng đầu nguồn trên khắp Việt Nam như Vườn Quốc gia Bến En, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia Bạch Mã… đóng góp trực tiếp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, cải thiện chức năng sinh thái rừng ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 và bảo tồn các loài hoang dã quý hiếm”, bà Huyền cho biết.

Đinh Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc g...

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nh...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vù...

Tìm hiểu chi tiết về cây Gỗ Hoàng Đàn trong phong thủy và đời sống

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-cay-go-hoang-dan-trong-phong-thuy-va-doi-song/ Với hương thơm đặc biệt, sau hàng trăm năm vẫn giữ được mùi thơm quý phái, Hoàng Đàn được tôn sùng là gỗ của thánh thần. Không chỉ là 1 loại gỗ tơ, bền, dễ đục đẽo mà giá trị của Hoàng Đàn được biểu hiện ở hương thơm vô cùng quyến rũ và đặc biệt. Hoàng Đàn được giới đồ gỗ biết đến là thứ gỗ làm đồ mỹ nghệ cực đẹp và không hề bị mối mọt, cong vênh. Một nguyên nhân nữa làm nên giá trị của những món đồ làm từ loại gỗ này là sau một thời gian chúng được phủ một lớp bụi mỏng trắng như tuyết do chứa một hàm lượng tinh dầu lớn. CÂY GỖ HOÀNG ĐÀN Tên gọi : Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn. Tên khoa học : Có tên khoa học là Cupressus torulosa. Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae). Chi : Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus). Cây Hoàng Đàn Là loại cây thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp. Cái tên Hoàng Đàn đã phần nào nói lên sự quý giá của ...