Là ngành có đến 2/3 doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ, quy mô hộ gia đình và sản xuất, xuất khẩu dạng gia công phần chính. Ngành gỗ Việt Nam đã và đứng trước nhiều vụ kiện lớn mà bản thân một doanh nghiệp không đủ sức đi theo được.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng yếu tố quyết định đến doanh nghiệp gỗ là nguyên liệu đầu vào và sự liên hết.
Nguyên liệu đầu vào công nghiệp gỗ liên quan đến cây, rừng. Trong khi đó, tất cả các quốc gia hiện nay đều quan tâm đến bảo tồn môi trường sống, trong đó cây, rừng được chú trọng. Do đó, nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp gỗ trợ thành nguyên liệu rất nhạy cảm.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết, hiện Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hơn 100 quốc gia, 50% số đó có rủi ro cao. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần trọng khi nhập khẩu nguyên liệu từ quốc gia có nhiều rủi ro.
Theo ông Hoài, trong những năm gần đây nhiều DN chịu khó liên lạc với các khách hàng thị trường, đi hội chợ đa dạng hóa thị trường. Nhưng cơ bản chỉ có 5 thị trường tiêu thụ 90% sản phẩm gỗ của VN xuất khẩu đi.
Còn các thị trường khác quá nhỏ, tiếp thị các thị trường này cũng không dễ dàng. Sản xuất kinh doanh đối với công nghiệp gỗ như "năng nhặt chặt bị, lấy công làm lãi", không phải là ngành có biên lợi nhuận lớn.
Do đó, không có cách gì khác các doanh nghiệp nhỏ cần phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình, xem xét thận trọng nếu muốn ký hợp đồng thương mại vào một thị trường nào đó.
Nếu rủi ro cao không nên thực hiện, ngoài ra, DN gỗ vừa rồi đối diện với rủi ro khác đó là các đối tác nước ngoài mua sỉ (để bán lẻ tại các thị trường của họ) có thể bị phá sản, thậm chí phá sản có chủ ý.
Chính vì vậy, một số DN không thu hồi được tiền theo hợp đồng đã ký.
"Nhân đây, tôi cũng lưu ý các DN tuy là DNVVN giá trị hợp đồng không lớn nhưng cũng phải hết sức cẩn thận khi ký hợp đồng, đặc biệt là quan tâm đến các hình thức thanh toán, chú trọng đến thanh toán truyền thống", ông Hoài cho biết.
Theo ông Hoài, hiện xuất khẩu gỗ Việt sang Hoa Kỳ chiếm hơn 80% lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, điều này có lợi vừa có rủi ro. Khi Hoa Kỳ kiện PVTM, doanh nghiệp gỗ rất khó khăn vì đa phần là doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình.
Mấu chốt khi muốn hầu kiện và thắng kiện là phải liên kết với nhau ở quy mô hiệp hội, nhóm doanh nghiệp để sẵn sàng bảo vệ các điều tra về chi phí sản xuất, xuất xứ nguyên liệu.
Ông Hoài cho rằng: rủi ro lớn nhất của kiện phòng vệ với ngành gỗ là điều tra xuất xứ mở rộng, nguyên đơn đánh thuế chủ đích một nước bị đơn, rồi mở rộng sang Việt Nam. Hình thức điều tra này đang được Hoa Kỳ áp dụng triệt để, nguy hiểm hơn rất nhiều bởi kéo dài và có thể sẽ đánh thuế rất cao nếu thấy các yếu tố rủi ro tương tự nước bị đơn.
Chính vì vậy, đại diện Hiệp hội gỗ khuyên doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ gia đình sản xuất cẩn liên kết với nhau để nắm vững thông tin, cùng nhau giải quyết và đặc biệt là cùng san sẻ chi phí theo kiện.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2022, ngành gỗ Việt Nam chi hơn 2,8 tỷ USD để nhập khẩu gỗ từ các nước, trong đó gỗ Trung Quốc chiếm là hơn 850 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch mặt hàng này. Lượng nhập khẩu gỗ từ các nước khác như Campuchia, Lào, Indonesia về Việt Nam ít ỏi khi kim ngạch chỉ đạt từ 100 đến 200 triệu USD.
Nhận xét
Đăng nhận xét