Công dụng của cây xà cừ không chỉ mang lại bóng mát nơi đường phố, trường học mà còn cải tạo được môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu sức nóng của toàn cầu, và khói bụi của đường phố, xe cộ.
Xà cừ là cây đại mộc thuộc họ Xoan
Cây xà cừ hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây sọ khỉ, quả gỗ, là loại cây thuộc họ Xoan, có tên khoa học là Khaya senegalensis. Xà cừ mọc tự nhiên ở Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Bờ Biển Ngà, Gabon, Gambia, Ghana, Guinée, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Nigeria, Sénégal, Sierra Leone, Sudan, Togo, và Uganda. Ở Việt Nam, cây xà cừ phân bố rộng khắp trên cả nước, đặc biệt là các vùng đồi núi, trồng thành rừng phòng hộ và một số nơi khác.
Xà cừ là cây đại mộc có thể cao từ 35–40 m, đường kính cây có khi đạt đến 2m ( như ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh). Cây xà cừ có thân cứng với nhiều nhánh và cành lớn mọc ra từ thân, có nhiều các lớp gỗ. Bên ngoài là lớp vỏ sần sùi có màu xám đen. Lớp bên ngoài sần sùi dạng các chiếc vảy hình tròn, bầu dục và lâu ngày vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn, rụng ra khỏi thân chính như hình cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ. Phần gỗ bên trong thân cây xà cừ có màu đỏ hồng.
Cây xà cừ thường xanh, tán rậm. Lá của cây xà cừ có màu xanh bóng, các lá mọc đối nhau, lá kép lông chim với cuống lá dài. Hoa cây xà cừ nhỏ, màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau và nở thành từng cụm, mỗi chùm hoa được kết hợp bởi các cánh hoa nhỏ đính với nhau. Hoa xà cừ thường nở vào mùa nắng, khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Quả cây xà cừ hình cầu, chín vào tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh (thường thì những cây xà cừ già mới có quả).
Cây Xà Cừ là loại cây có sự sinh trưởng và phát triển mạn, ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng, hạt nảy mầm rất khỏe, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Vì tăng trưởng rất nhanh nên cây xà cừ có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhiều địa hình, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền Trung Việt Nam, cây chịu hạn và gió bão rất tốt, thích hợp ở những nơi đồi núi hoặc rừng phòng hộ và được trồng rộng rãi để làm cây xanh đường phố, cảnh quan công viên. Đặc biệt cây có khả năng đề kháng với sâu bệnh rất cao.
Ngoài ra, xà cừ cũng là loại cây chịu được khô hạn, có khả năng giữ đất, nước, cải thiện môi trường xung quanh, bảo vệ môi trường, có thể tận dụng những mảnh đất nhỏ, hàng rào xung quanh mà không lo tốn diện tích. Vì vậy xu hướng trồng xà cừ đang rất được ưa chuộng
Ứng dụng của gỗ xà cừ trong cuộc sống
Công dụng đầu tiên đối với cây xà cừ là làm trong lành môi trường, cây được trồng ở nhiều nơi trên đường phố, trường học, công viên những khu đô thị, khu vui chơi giải trí nhằm mang lại bóng mát, cải tạo được môi trường không khí xung quanh, giảm thiểu sức nóng của toàn cầu, và khói bụi của đường phố, xe cộ. Ngoài ra cây còn là cây xanh cảnh quan tạo vẻ đẹp cho không gian, môi trường xung quanh.
Xà cừ thuộc nhóm 1 trong số những loại cây cổ thụ ở Việt Nam và có tuổi thọ cao và có hữu ích trong cuộc sống. Gỗ xà cừ là loại gỗ có màu đỏ nhạt, lõi gỗ có màu đỏ tươi thẫm hơn, các thớ gỗ tạo cảm giác rắn chắc và mịn màng. Gỗ xà cừ có độ bền, khả năng chống va đập và tác nhân môi trường bên ngoài tốt. Tuy có bề mặt ngoài hơi thô, nhưng tuổi thọ của gỗ xà cừ rất chắc chắn và cứng cáp, cùng với màu sắc đẹp, đường vân liên mạch và mềm mịn, được xem là một trong những vân gỗ đẹp nhất trong các loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Do đó gỗ xà cừ thường được sử dụng để chế tác những món đồ nội thất đẹp cho gia đình như: Bàn ghế, tủ hay giường và đóng tàu thuyền.
Ngoài màu sắc đỏ nhạt bên ngoài, đỏ thẫm bên trong mang phong cách sang trọng, gỗ xà cừ còn được nhiều người ưa chuộng bởi nó có khả năng sản sinh ra một số chất giúp chống mối mọt hiệu quả.
Bên cạnh những ưu điểm về màu sắc, độ bền và khả năng chống mối mọt thì gỗ xà cừ có một nhược điểm là rất dễ bị co ngót, cong vênh và nứt rãnh trong quá trình sản xuất. Do đó, để làm đồ nội thất từ loại gỗ này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm để tránh gỗ bị hư hỏng và thiếu tính thẩm mỹ.
Giá gỗ xà cừđược đánh giá là đa dạng và không quá đắt. Tùy theo màu vân, tuổi đời và nguồn gốc, mà giá gỗ xà cừ có sự khác nhau. Dao động khoảng 3 – 25 triệu đồng/m3. Giá cả của gỗ xà cừ hiện nay đang giao động khá nhanh, có xu hướng tăng cao hơn so với những năm trước. Trên thực tế, những loại gỗ xà cừ nhập khẩu vào Việt Nam đang có giá cao hơn hẳn những loại gỗ trong nước. Từ đó nhiều người đã bắt đầu chuyển sang sử dụng những loại gỗ trong nước rẻ tiền hơn mà giá trị cũng không thua kém gì so với gỗ nhập khẩu.
Trong đời sống con người, cây xà cừ không chỉ là một loại gỗ tốt mà còn có thể chữa được một số các bệnh dân gian, các bài thuốc trong đông y. Một số bệnh chữa sử dụng từ cây xà cừ như: bệnh như ho, ghẻ và giảm đau.
Bệnh ghẻ: Vỏ xà cừ được ứng dụng trong chữa bệnh ghẻ, bằng cách đun sôi và dùng nước tắm từ vỏ có thể chữa được bệnh ghẻ. Lưu ý khi dùng liều lượng vỏ tắm với nước phải cân đối với trẻ em cũng như người lớn để chữa bệnh một cách hợp lý nhất.
Bệnh ho: Phần vỏ màu vàng của cây xà cừ có thể chữa được bệnh ho, kết hợp với ngâm với quất và mật ong. Theo bài thuốc thì có thể chữa được bệnh ho hiệu quả.
Chữa sưng, viêm, đau: Phần lá non của cây xà cừ có thể chữa được sung, viêm, đau, nhức. Bằng cách kết hợp giã và ngâm cùng rượu và đắp lên vùng bị viêm, sưng. Cách làm này sẽ làm giảm sưng và viêm.
Ngoài ra còn có các tác dụng khác như: các bộ phận, thân, vỏ, lá, quả, hạt đều có tác dụng trong y học, chữa bệnh. Điều đặc biệt là hạt của xà cừ có thể chế biến ép lấy dầu sử dụng trong dầu đánh cá khá hiệu quả, hoặc dầu ăn.
Ở Đồng Nai, nhiều người đã bỏ trồng cây tràm sang trồng xà cừ vì cho rằng trồng xà cừ tốn ít công mà lại mang lại kinh tế cao hơn gấp 3 lần so với trồng tràm bông vàng. Mặc dù thời gian trồng tràm ngắn, bằng nửa thời gian trồng xà cừ nhưng lợi nhuận thu được từ cây tràm thấp hơn rất nhiều so với trồng xà cừ, vì vậy họ đã chuyển sang trồng xà cừ. Hơn nữa, hiện nay xu hướng người tiêu dùng chuộng dùng đồ nội thất bằng gỗ xà cừ hơn, cộng với việc cây sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh cũng là yếu tố để nhiều người hướng tới việc tăng diện tích trồng loại cây lấy gỗ này.
Nhận xét
Đăng nhận xét