Chuyển đến nội dung chính

Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng

 Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, trong năm 2022 Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực cố gắng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Trong năm 2022, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tham mưu UBND tỉnh, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng trăm văn bản quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành lâm nghiệp. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách Phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng tại gốc, ngăn chặn tình trạng chặt, phá rừng trái phép, phát triển rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và bảo tồn động vật hoang dã,…

 Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đi kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng. Ảnh do đơn vị cung cấp

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật lâm nghiệp được Chi cục Kiểm lâm xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Năm 2022, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan Báo, Đài phát thanh - Truyền hình thực hiện 5 phóng sự, 12 tin bài tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn. Cũng trong năm qua, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức 172 lớp tuyên truyền về Luật Lâm nghiệp, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực với 8.890 lượt người tham gia, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ kiểm lâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: theo dõi diễn biến rừng, sử dụng phần mềm Mapinfo, QGIS trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ diễn biến rừng; nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Tổ chức phát 760 quyển tài liệu về phát triển lâm nghiệp bền vững, tài liệu hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đến các hộ gia đình, các trưởng xóm trên địa bàn tỉnh. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững.

Trong công tác quản lý rừng, thời gian qua lực lượng Kiểm lâm Thái Nguyên đã triển khai công nghệ mới và sử dụng vào công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục Kiểm lâm đã hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị cơ sở và đơn vị chủ rừng tổ chức cập nhật diễn biến tài nguyên rừng theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành. Kết quả, trong năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 9.100 lượt ha biến động về rừng, trong đó trồng rừng được hơn 3.200 ha, chăm sóc hơn 2.900 ha, khai thác hơn 3.000 ha, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hơn 50 ha, phá rừng 1,5 ha,...

 Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh do đơn vị cung cấp

Bên cạnh đó, công tác rà soát 3 loại rừng đã được Chi cục Kiểm lâm tập trung triển khai thực hiện, thống nhất lại diện tích và đưa vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 theo quy định. Trên cơ sở kết quả báo cáo của tỉnh, ngày 9/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 326/QĐ-TTg phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025, trong đó phân bổ chỉ tiêu đất rừng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 là 172.000 ha (đất rừng đặc dụng 35.652 ha, đất rừng phòng hộ 37.028 ha, đất rừng sản xuất 99.320 ha).

Cùng với đó, Lực lượng kiểm lâm đã tổ chức phối hợp tuần tra, kiểm tra truy quét được 547 buổi với 2.180 lượt người tham gia, vận động người dân tự nộp 1 khẩu súng tự chế, bàn giao 2 cưa xăng, tiêu hủy 1 lán trại và nhiều tang vật khác…Phối hợp tổ chức kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Thần Sa, tiêu hủy, tháo dỡ các tang vật gồm: 8 máy nổ, 4 máy nghiền đá, 2 máy nén khí, 2 máy bơm, 1000 m dây điện, 6000m vòi nhựa dẫn nước và 15 lán trại. Đồng thời, Chi cục Kiểm Lâm Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp 3 tỉnh gồm: Thái Nguyên – Bắc Kạn – Lạng Sơn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, nắm bắt thông tin, tình hình để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, phá rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn; chỉ đạo kiểm lâm địa bàn chủ động phối hợp với các lực lượng Công an, Quân sự, Phó ban lâm nghiệp xã, Trưởng thôn, Tổ quần chúng bảo vệ rừng của các xã trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng…

  Mô hình trồng quế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh do đơn vị cung cấp

Trong năm 2022, toàn tỉnh  đã trồng được hơn 4.100ha, đạt 112,52% kế hoạch, trồng cây phân tán được trên 1.800.000 cây, đạt 108,78% kế hoạch. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra phát hiện, lập hồ sơ xử lý 97 vụ vi phạm, giảm 30 vụ vi phạm so với năm 2021, tịch thu hơn 107 m3 gỗ quy tròn các loại, 31 cá thể động vật hoang dã, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 640 triệu đồng.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2023 Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên sẽ tiếp tục thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra rừng, kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến và kinh doanh lâm sản trên địa bàn các huyện, thành phố; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo kế hoạch; Chương trình trồng mới 1 tỉ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025; Dự án Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng và nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025,...

Với sự chỉ đạo của các cấp, sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên, Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, thiết thực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, gặt hái được nhiều thành quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đề ra.

Trọng Tài – Hoàng Anh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc g...

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nh...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vù...

Tìm hiểu chi tiết về cây Gỗ Hoàng Đàn trong phong thủy và đời sống

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-cay-go-hoang-dan-trong-phong-thuy-va-doi-song/ Với hương thơm đặc biệt, sau hàng trăm năm vẫn giữ được mùi thơm quý phái, Hoàng Đàn được tôn sùng là gỗ của thánh thần. Không chỉ là 1 loại gỗ tơ, bền, dễ đục đẽo mà giá trị của Hoàng Đàn được biểu hiện ở hương thơm vô cùng quyến rũ và đặc biệt. Hoàng Đàn được giới đồ gỗ biết đến là thứ gỗ làm đồ mỹ nghệ cực đẹp và không hề bị mối mọt, cong vênh. Một nguyên nhân nữa làm nên giá trị của những món đồ làm từ loại gỗ này là sau một thời gian chúng được phủ một lớp bụi mỏng trắng như tuyết do chứa một hàm lượng tinh dầu lớn. CÂY GỖ HOÀNG ĐÀN Tên gọi : Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn. Tên khoa học : Có tên khoa học là Cupressus torulosa. Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae). Chi : Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus). Cây Hoàng Đàn Là loại cây thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp. Cái tên Hoàng Đàn đã phần nào nói lên sự quý giá của ...