Nhiều năm qua, dân di cư tự do đã cạo trọc hàng chục nghìn hecta đất rừng ở Đắk Nông. Các đơn vị quản lí, bảo vệ rừng gần như bó tay trước nạn phá rừng rất nghiêm trọng này.
Những người phá rừng không phải “lâm tặc”, hạ cây lấy gỗ, buôn bán lâm sản, mà phá rừng để lấy đất, trồng trọt, làm kế sinh nhai.
Cụ thể, có 70,6 ha đã được trồng cây keo lai; 1.082 ha được trồng cây cà phê, hồ tiêu...; 587 công trình, vật kiến trúc. Tổng đối tượng đang sử dụng đất là 2.094 hộ. Trong đó, có 362 hộ dân tộc thiểu số địa phương, số còn lại là các hộ dân từ các tỉnh, thành khác trong cả nước di cư đến.
Còn lâm phần thuộc Công ty TNHH MTV Đắk N’Tao đang được quản lí, thống kê đến ngày 31.12.2022, có hơn 3.080 ha đất, rừng bị lấn chiếm, với hơn 1.858 ha đã được canh tác các loại cây trồng. Trên diện tích đất bị lấn chiếm có 633 nhà ở, nhà tạm, nhà chòi với số hộ canh tác được xác định và thống kê là 785 hộ.
Người dân đi hạ cây, đốt rừng, lấn đất, làm rẫy, làm nhà ở. Lực lượng này cạo trọc dần mảnh rừng này đến mảnh rừng khác. Với tốc độ “gặm nhấm” này, chẳng bao lâu sẽ không còn rừng mà chỉ còn một vùng đất toàn đồi trọc, chúng ta phải trả giá cho sự phá hoại này, phải chịu đựng sự nổi giận của thiên nhiên.
Điều đáng lo ngại ở đây là lực lượng quản lí, bảo vệ rừng rất mỏng, còn người dân di cư tự do phá rừng lấn đất lại rất đông. Không thể quản nổi khi quá nhiều người ngày đêm xâm nhập vào rừng để phá hoại. Họ dùng nhiều thủ đoạn như cưa cây gần đứt, chỉ chờ gió xô ngã, gây hỏa hoạn để cháy rừng.
Những người phá hoại rừng còn manh động tấn công vào nhân viên của các đơn vị quản lí rừng. Về phía các chủ rừng, cũng bị giới hạn về thẩm quyền xử lý các vi phạm. Ngay cả kiểm lâm còn không đủ các chức năng và công cụ để bảo vệ rừng hiệu quả, thì các công ty quản lí, bảo vệ rừng còn khó khăn hơn. Rõ ràng, chỉ giao cho các công ty quản lí rừng bảo vệ trước sự “tấn công” của người dân di cư vào rừng là không hiệu quả, cần phải có lực lượng khác mạnh hơn, được trang bị công cụ trấn áp, có thẩm quyền xử lí cao hơn, mới mong ngăn chặn được tình trạng này. Phải truy bắt những kẻ cầm đầu, tổ chức cho người dân phá rừng, lấn đất.
Ngoài việc dùng các lực lượng khác nhau và công cụ pháp luật để bảo vệ rừng, kế sâu rễ bền gốc là tạo công ăn việc làm để người dân không còn kiếm sống bằng phá rừng nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét