Chuyển đến nội dung chính

Suy thoái tài nguyên rừng trên thế giới – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

 Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Hiện nay nạn phá rừng và suy thoái rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn tài nguyên xanh của thế giới.

Tổng quan về tài nguyên rừng

Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, nền tảng của mọi nền văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi thủy sản chứa trong các sông, hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại dương.

Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ thứ XIX. Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật – trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ  vai  trò  chủ  đạo,  đất  và  môi  trường.  Rừng  là  dạng  đặc  trưng  và  tiêu biểu nhất của tất cả các hệ sinh thái trên cạn, đồng thời cũng là đối tượng tác động sớm nhất và mạnh nhất của con người.

Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành  các  thảm  thực  vật  tự  nhiên  với  vùng  địa  lý  và  điều  kiện  khí  hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng.. Các kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:

Rừng  lá  kim  (rừng  Taiga)  vùng  ôn  đới  có  thành  phần  khá  đồng nhất, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Kiểu rừng này có năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới.

Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp hơn và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Australia.

Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), sông Congo (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dãi rừng Ấn Độ – Malaysia có sự đa  dạng  sinh  học  trên  một  đơn  vị  diện  tích  là  cao  nhất,  có  tới  2.500  – 10.000 loài thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim (Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do có sự biến đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt độ, rừng nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng.

Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại chính như sau:

+ Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.

+ Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.

+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất  kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường.

Nạn phá rừng vẫn hiện hữu ở nhiều nơi (Nguồn: Internet)

Sự suy giảm diện tích rừng và nguyên nhân suy thoái rừng

Theo tài liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2  xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm.

Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2  trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu  Á  là  nơi  mất  rừng  nguyên  sinh  lớn  nhất,  khoảng  70%.  Có  nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:

Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực: trong  đó  những  người  sản  xuất  nhỏ  du  canh  là  nguyên  nhân  quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.

Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3  vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3  vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.

Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở  rộng  các  đồng  cỏ  cũng  là  nguyên  nhân  làm  giảm  diện  tích  rừng.  Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.

Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.

Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Peru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.

Chặt phá rừng bất hợp pháp đang gây suy thoái rừng nghiêm trọng (Ảnh: Huffpost)

Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giớI  và  có  khả  năng  làm  mất  rừng  một  cách  nhanh  chóng.  Ví  dụ,  năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.

Một vụ cháy rừng ở Indonesia (Ảnh: World bank)

Những biến đổi khí hậu trên thế giới cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thoái rừng. Những thay đổi này gây ra hạn hán kéo dài, thời kỳ cực khô hoặc lạnh tạo ra điều kiện môi trường không mong muốn cho việc che phủ cây.

Hạn hán kéo dài có thể làm cạn kiệt hệ thống nước chảy qua các khu rừng, làm giảm dần số lượng cây và loài. Biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi cực đoan đối với hệ sinh thái rừng.

Ô nhiễm không khí là một yếu tố quan trọng gây ra suy thoái rừng. Ô nhiễm do khí độc và khí thải dẫn đến sự axit hóa khí quyển, mưa axit gây thiệt hại cho cây cối và thảm thực vật. Bên cạnh đó, ô nhiễm đất do đất nhiễm các loại hóa chất khiến cây cối và thảm thực vật cũng như động vật bị hủy diệt.

Xói mòn và bồi lắng đất có liên quan đến suy thoái rừng về cơ bản vì nhiều vùng đất ổn định hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của những cánh rừng, khi đất bị mất đi do xói lở và bồi lắng sẽ gây suy thoái rừng ở các vùng đồi.

Một yếu tố khác gây ra suy thoái rừng đó là sự phân mảnh rừng do chia tách các khu rừng lớn thành những mảnh nhỏ hơn. Phân mảnh rừng chủ yếu do nguyên nhân tự nhiên như kiến tạo hoặc lũ lụt. Sự phân mảnh rừng phá hủy các hệ sinh thái do các loài động vật chủ yếu phát triển trong các khu vực rừng lớn. Sự phân mảnh rừng cũng làm thay đổi tương tác chuỗi thức ăn và các mối quan hệ lẫn nhau trong môi trường rừng.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng,  chính  sáh  đất  đai, chính  sách về  di  cư,  định  cư và  các  chính  sách kinh  tế  xã  hội  khác.  Các  dự  án  phát  triển  kinh  tế  xã  hội  như  xây  dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ  mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của tài nguyên rừng đối với toàn hành tinh, hơn 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới có thể tìm thấy trong những cánh rừng. Tuy nhiên sự suy thoái và mất rừng đang đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật và làm giảm khả năng cung cấp các yếu tố thiết yếu như không khí sạch, nước sạch, đất sạch cho nông nghiệp và điều hòa khí hậu.

Rừng còn là sinh kế bền vững của 1,6 tỷ người trên toàn cầu, 1 tỷ trong số đó là những người nghèo nhất thế giới. Phá rừng và suy thoái rừng có tác động lớn đến cuộc sống của cộng đồng dễ bị tổn thương này.

Suy thoái rừng làm giảm khả năng thích ứng với khí hậu bởi rừng có khả năng hấp thụ 2,4 tỷ tấn CO2 mỗi năm trên toàn thế giới, tương đương với 1/3 lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn hành tình bởi chúng giúp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai như lũ lụt, giúp điều chỉnh lưu lượng nước và vi khí hậu, cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái…

Những giải pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên rừng

Trước thực trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở khắp các châu lục trên thế giới, các quốc gia cần tiến hành các giải pháp dựa vào tự nhiên như phục hồi cảnh quan rừng. Giải pháp này có thể giúp các quốc gia đảo ngược tác động của suy thoái rừng và lấy lại các lợi ích sinh thái, xã hội, khí hậu và kinh tế rừng.

Phục hồi cảnh quan rừng không chỉ là trồng cây, nó còn bao gồm nhiều hoạt động như nông lâm kết hợp, kiểm soát xói lở và tái sinh rừng tự nhiên.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng phương pháp “Đánh giá cơ hội phục hồi” (ROAM) nhằm đánh giá mức độ cảnh quan bị suy thoái và mất rừng ở một số quốc gia, một số khu vực, xác định các chiến lược tốt nhất để khôi phục chúng. ROAM giúp các chính phủ, các nhà hoạt định chính sách ứng dụng phục hồi cảnh quan rừng để đáp ứng ưu tiên quốc gia và mục tiêu quốc tế về khí hậu, đa dạng sinh học…

Sáng kiến quốc tế “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+) cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính: Hạn chế mất rừng; Hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng; Tăng cường trữ lượng carbon rừng.

Ý tưởng của REDD+ là: Các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng để được nhận thù lao về mặt tài chính từ quỹ toàn cầu do phía các nước phát triển đóng góp. Mục tiêu của REDD+ không chỉ nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác như: Giảm nghèo, phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học…

Tại Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái rừng, Chính phủ đưa ra các chính sách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý rừng bền vững.

Quản lý và phát triển rừng bền vững tại Việt Nam (Ảnh: Dangcongsan)

Quản lý và phát triển rừng bền vững là 1 trong 3 chương trình phát triển được xác định trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu này, ngành lâm nghiệp Việt Nam rất cần các chính sách xác định các nguyên tắc và trình tự thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi trong tiến trình đạt được mục tiêu Quản lý rừng bền vững tại Việt Nam.

Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020 nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

Kế hoạch hành động hướng đến 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ rừng và cán bộ quản lý về kỹ năng Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Ban hành Bộ nguyên tắc Quản lý rừng bền vững của Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế; Thiết lập tổ chức về giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ rừng quốc gia, đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế; Đến năm 2020, có ít nhất 500.000 ha rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó rừng trồng 350.000 ha, rừng tự nhiên 150.000 ha.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Một số thông tin về gỗ Kim Tơ Nam Mộc hay Nam Mộc Tơ Vàng từ Trung Quốc

XEM:  https://phongthuygo.com/mot-so-thong-tin-ve-go-kim-to-nam-moc-hay-nam-moc-to-vang-tu-trung-quoc/ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng), là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở TQ, vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng, cây gỗ phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang, do vậy có tên gọi Kim Tơ Nam Mộc. Kim Tơ Nam Mộc có mùi thơm, vân thẳng và chặt, khó biến hình và nứt, là một nguyên liệu quý dành cho xây dựng và đồ nội thất cao cấp. Trong lịch sử, nó chuyên được dùng cho cung điện hoàng gia, xây dựng chùa, và làm các đồ nội thất cao cấp. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ PHONG THỦY CỦA KIM TƠ NAM MỘC Kim Tơ Nam Mộc được phân thành nhiều đẳng cấp thường căn cứ theo tuổi của cây gỗ, tuổi càng cao thì gỗ càng quý. Cao cấp nhất là Kim Tơ Nam Mộc Âm Trầm ngàn năm. Loại này là phát sinh biến dị tự nhiên từ hai ngàn...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây măn hay cây găng bầu

Gỗ măn ( hay còn gọi là gỗ găng bầu) là loại gỗ quý hiếm , đang và sắp bị tuyệt chủng tại các khu rừng núi đá khắp các tỉnh miền núi miền bắc nước ta. Cũng giống bao loài gỗ quý hiếm khác sống dọc trên các dãy núi đá vôi tại các khu rừng nhiệt đới miền bắc nước ta , thời xa sưa có rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác, như đinh , lim, nghiến , sến, táu, gụ, kháo đá , lát đá , trong đó còn có cả 1 số loại gỗ có mùi thơm và lên tuyết ; như hoàng đàn , ngọc am, gù hương . dã hương , bách xanh ..vvv…. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-man/ Gỗ măn  là 1 loài gỗ sống trên các vách núi đá vôi hiểm trở , thân cây có mầu hơi đen bạc, cây thường mọc rất cao từ 5-20m , lá to và mỏng có lông tơ , vẫn như các loại cây khác thường thân cây được cấu tạo gồm 3 lớp : lớp vỏ, lớp giác và lớp lõi , lớp lõi non bên ngoài có vân càng vào trong tâm lõi vân càng già và đẹp , thường cứ 1 năm sẽ có 1 lớp vân , nên khi thợ cắt cây biết được độ tuổi của cây, nhưng điều đặc biệt...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ cây kháo, nu kháo tự nhiên và giá trị trong nội thất

XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-cay-khao-nu-khao-tu-nhien-va-gia-tri-trong-noi-that/ GỖ KHÁO VÀNG THUỘC NHÓM MẤY, LÀ LOẠI GỖ NHƯ THẾ NÀO? Tại Việt Nam chúng ta, gỗ được phân loại thành 8 nhóm đánh số thứ tự bằng chữ số la mã từ I đến VIII. Cách phân loại này dựa trên các tiêu chí như đặc điểm, tính chất tự nhiên, khả năng gia công, mục đích sử dụng và giá trị kinh tế … Cao nhất là nhóm I và thấp nhất là nhóm VIII. Gỗ kháo thuộc nhóm gỗ số VI, đây là loại gỗ phổ biến ở Việt Nam, nó có những đặc điểm như nhẹ, dễ chế biến, khả năng chịu lực ở mức độ trung bình. Khi quyết định dùng gỗ để làm nội thất thì chúng ta rất cần tìm hiểu gỗ thuộc nhóm mấy, có những tính chất như thế nào, giá thành ra sao để đảm bảo lựa chọn được loại gỗ ưng ý nhất, phù hợp nhất với yêu cầu và mục đích của mình. Có 2 loại gỗ nu kháo: Gỗ nu kháo đỏ Gỗ nu kháo vàng Gỗ kháo có tên khoa học là Machinus Bonii Lecomte, đây là loại gỗ xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và các quốc g...

Gỗ xá xị dùng trong phong thủy – Cách giữ mùi thơm lâu dài – hướng dẫn nhận biết

GỖ XÁ XỊ LÀ GÌ? Gỗ xá xị hay còn được gọi là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ cao cấp, đắt tiền thường được dân chơi gỗ tại Việt Nam săn tìm. Gỗ xá xị thường được sử dụng trong vật phong thủy giúp cho môi trường xung quanh thêm sang trọng và đẳng cấp. XEM:  https://phongthuygo.com/go-xa-xi-dung-trong-phong-thuy-cach-giu-mui-thom-lau-dai-huong-dan-nhan-biet/ Gỗ xá xị là loại cây sinh sống trong rừng sâu, có màu đỏ thẫm, đường vân gỗ tự nhiên uốn lượn xoáy sâu vào phần lõi tạo ra những đường xoắn ốc kỳ diệu. Hình dạng những khối gỗ cũng rất đa dạng nên ứng dụng được nhiều sản phẩm có giá trị cao. Gỗ xa xị đỏ đặc biệt hơn những loại gỗ khác bởi màu đỏ tươi cảm giác mang lại sự may mắn. Đây là lý do tại sao người ta lựa chọn loại gỗ này cho những sản phẩm tượng phong thủy đắt tiền. Tinh dầu gỗ xá xị còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của con người, tinh thần sảng khoái, minh mẫn. Một số nơi sử dụng gỗ xá xị như một bài thuốc dân gian chữa bện phong hàn, bệnh tiêu hóa ở trẻ nh...

Tìm hiểu chi tiết về gỗ Trắc và ý nghĩa trong đời sống, phong thủy

GỖ TRẮC Gỗ trắc hay còn được gọi với cái tên khá Nam Bộ là gỗ Cẩm Lai, nó được coi là cây gỗ đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được. Cây gỗ trắc khá lớn, cây trưởng thành tới kỳ thu hoạch thường cao trung bình 25m. Thân cây to và chắc chắn với đường kính lên tới 1m. Là loại cây cổ thụ lâu năm nhưng vỏ cây gỗ trắc lại không bị sần sùi hay tróc vẩy mà ngược lại rất nhẵn và có màu nâu xám. Gỗ trắc ưa sáng nên những tán lá nhanh chóng vươn lên hứng nắng mặt trời, lá có màu xanh rêu nhạt. Họ nhà gỗ trắc không sinh sống thành một khu vực chung mà sống rải rác cách nhau một khoảng khá xa. Độ cao mà cây sinh sống không quá 500m, thích hợp với những vùng đồi núi Việt Nam. XEM:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-go-trac-va-y-nghia-trong-doi-song-phong-thuy/ Gỗ trắc là cây gỗ thuốc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vù...

Tìm hiểu chi tiết về cây Gỗ Hoàng Đàn trong phong thủy và đời sống

xem:  https://phongthuygo.com/tim-hieu-chi-tiet-ve-cay-go-hoang-dan-trong-phong-thuy-va-doi-song/ Với hương thơm đặc biệt, sau hàng trăm năm vẫn giữ được mùi thơm quý phái, Hoàng Đàn được tôn sùng là gỗ của thánh thần. Không chỉ là 1 loại gỗ tơ, bền, dễ đục đẽo mà giá trị của Hoàng Đàn được biểu hiện ở hương thơm vô cùng quyến rũ và đặc biệt. Hoàng Đàn được giới đồ gỗ biết đến là thứ gỗ làm đồ mỹ nghệ cực đẹp và không hề bị mối mọt, cong vênh. Một nguyên nhân nữa làm nên giá trị của những món đồ làm từ loại gỗ này là sau một thời gian chúng được phủ một lớp bụi mỏng trắng như tuyết do chứa một hàm lượng tinh dầu lớn. CÂY GỖ HOÀNG ĐÀN Tên gọi : Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn. Tên khoa học : Có tên khoa học là Cupressus torulosa. Thuộc họ : Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae). Chi : Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus). Cây Hoàng Đàn Là loại cây thuộc họ thông trong tự nhiên có dáng hình tháp. Cái tên Hoàng Đàn đã phần nào nói lên sự quý giá của ...