Rừng nguyên sinh đang dần biến mất, theo số liệu khảo sát năm 2022 của Tạp chí thế giới về rừng (Global Forest Review) được công bố vào hôm qua 27/06/2023. Tổng cộng 4,1 triệu hecta rừng nguyên sinh bị phá hủy vào năm ngoái, tương đương với diện tích nước Thụy Sĩ.
Đăng ngày:
Theo trang mạng Mỹ The Huffington Post, diện tích rừng bị phá nói trên dẫn đến việc phát thải 2,7 gigaton CO2 vào năm 2022, tương đương với lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch hàng năm của Ấn Độ. Có nghĩa là diện tích rừng nguyên sinh bị phá hủy vào năm 2022 nhiều hơn 10% so với năm 2021. Hiện tượng này đi ngược với các thỏa thuận quốc tế.
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 được tổ chức ở Glasgow, Scotland vào năm 2021, 145 quốc gia đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng từ nay đến năm 2030 thông qua “Tuyên bố Glasgow”. Nhưng dữ liệu mới nhất của Global Forest Review cho thấy rằng không có biện pháp đủ tầm mức nào được đưa ra, khiến không thể đạt được mục tiêu này.
Bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng phá rừng là Brazil, nơi diện tích rừng nguyên sinh bị phá đã tăng 15% từ năm 2021 đến năm 2022. Do đó, rừng Amazon rất được quan tâm bảo tồn. Và nếu hỏa hoạn là nguyên nhân gây ra 19,2% nạn phá rừng ở Brazil, thì thủ phạm chính vẫn là con người.
Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC) và Bolivia là hai nước khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn phá rừng. Bất chấp những cam kết về bảo vệ rừng, lợi ích kinh tế vẫn được các nhà lãnh đạo đặt lên hàng đầu. RDC tích cực cấp phép khai thác dầu khí, trong khi Bolivia tích cực sản xuất cacao và khai thác vàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét