VOV.VN - Gỗ Việt Nam được xem là một trong những cái tên nổi bật được xuất khẩu ra các thị trường khó tính trên thế giới như EU, Mỹ... đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn sản xuất theo quy định.
Quy định kiểm tra tiêu chuẩn gỗ công nghiệp trong và ngoài nước
Gỗ công nghiệp, hay gỗ nhân tạo, được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, sau đó sử dụng các chất kết dính để tạo hình thành một tấm ván gỗ lớn. Nguyên liệu để làm ra gỗ công nghiệp thường sẽ là các loại gỗ thừa hoặc được tận dụng hoặc tái sinh ngọn cành của gỗ tự nhiên để cho ra thành phẩm hoàn chỉnh.
Gỗ công nghiệp được chia ra nhiều chủng loại khác nhau, quy trình sản xuất cũng sẽ có sự khác biệt và đặc trưng nhất định.
Hiện nay, có 5 tiêu chuẩn kĩ thuật cơ bản nhằm đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp. Thứ nhất là độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước. Đây là thuộc tính của ván gỗ sau 24 giờ ngâm nước được sử dụng để test các loại ván thông thường. Với ván chống ẩm theo tiêu chuẩn V313, quá trình test còn nghiêm ngặt hơn với thời gian tổng 21 – 28 ngày, trải qua chu trình lặp lại 3 lần gồm: 3 ngày ngâm trong nước ở 20 độ C; 1 ngày cấp đông ở – 12 đến -25 độ C và 3 ngày làm nóng ở 70 độ C.
Thứ hai là liên kết nội – Internal Bond. Đây là chỉ số đo lường tính liên kết giữa các phần tử trong tấm ván, thể hiện khả năng chịu lực tác động của tấm ván. Tấm ván có liên kết nội tốt sẽ hạn chế khả năng bắt vít kém và sự xô lệch sau khi tháo lắp, di chuyển của đồ nội thất.
Thứ ba là độ bền uốn – Bending Strength. Độ bền uốn của tấm ván được xác định bằng cách đo lường độ biến dạng của tấm ván khi đặt một tải trọng xác định lên bề mặt tấm ván. Chỉ số này tỷ lệ thuận với mật độ gỗ. Một tấm ván có chất lượng tốt thì cả độ bền uốn và độ bền kéo (liên kết nội) đều cao và ổn định. Độ bền kéo theo chiều dài tấm gỗ thường cao gấp 10 – 20 lần độ bền uốn theo phương vuông góc.
Thứ năm là tỷ trọng ván – Density. Với mật độ hay tỷ trọng ván được định nghĩa là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu, cả hai được đo ở cùng điều kiện độ ẩm. Độ bền tấm ván sẽ tăng khi mật độ/tỷ trọng ván tăng. Khi tiến hành đo tỷ trọng ván, cần xác định độ ẩm trong các bước đo khối lượng và thể tích ván. Thông thường, tỷ trọng ván được đo lường trong điều kiện không khí khô trong khi khối lượng và thể tích gỗ được đo trong môi trường có độ ẩm từ 12 – 15%. Tỷ trọng ván cũng thường được tính bằng cách đo khối lượng khô của tấm ván và đo thể tích ở điểm bão hòa về độ ẩm (khoảng 30%).
Thị trường ván gỗ công nghiệp kiểm soát tích cực từ nhiều phía
Theo Thông tư 04/BXD, các sản phẩm vật liệu gỗ công nghiệp được sản xuất trong nước và gỗ công nghiệp nhập khẩu đều phải tuân thủ quy chuẩn được ban hành.
Ông Lê Viết Hoàng Thân - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển, Tập đoàn KES cho biết, ván gỗ công nghiệp “xịn” là phải đảm bảo các chỉ số về chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và an toàn chứ không phải dùng nhiều keo. Sản phẩm gỗ công nghiệp chất lượng hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng keo, chất lượng gỗ và quy trình công nghệ.
Tại KES hiện nay, chúng tôi làm chủ quy trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu thô đến thành phẩm như: quá trình sản xuất keo, sản xuất ván khép kín.
Các chỉ số trên bao bì nhãn hàng ván sàn hiện nay:
1. Chỉ số AC: là chỉ số thể hiện cấp độ mài mòn bề mặt của sản phẩm nó có các cấp độ từ AC1 - AC6, ứng với cấp độ mài mòn từ 100 - 8500 vòng quay.
Trên sản phẩm KES có AC3, AC4, AC5 ứng với độ mài mòn lớn hơn từ 2000, 4000, 6000 vòng quay
2. Chỉ số về quy cách ván: khổ ván, độ dày ván.
KES có sản phẩm có độ dày từ 8 đến 12 mm
3. Chỉ số phát thải Formandehyde: E1, E2, Carb P2.
KES có sản phẩm có hàm lượng Formandehyde: E1, E2, Carb P2 đạt tiêu chuẩn và chứng nhận từ SGS, TT3
4. Chỉ số đảm bảo về thời gian sử dụng của nhà sản xuất: KES có dòng sản phẩm cao cấp được bảo hành vĩnh viễn.
Nhận xét
Đăng nhận xét